Lang ben ở mặt – Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Lang ben là một dạng nấm da- một bệnh về da liễu khá phổ biến với biểu hiện là các mảng da màu khác nhau đặc biệt khi lang ben ở mặt sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ làm cho người bị bệnh dễ bị tự ti mặc cảm. Bệnh không phải do dị ứng mà thường liên quan đến hormone nên độ tuổi dễ mắc nhất là độ tuổi thanh thiếu niên. Do đó vấn đề thẩm mỹ càng được coi trọng nên nỗi lo lắng bị lang ben ở mặt càng lớn hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách phòng ngừa và điều trị lang ben ở mặt một cách hiệu quả

Nguyên nhân và triệu chứng lang ben ở mặt

Lang ben ở trên mặt là tình trạng da bị nấm Malassezia furfur tấn công làm tổn thương. Bệnh có biểu hiện rõ nét nhất là hiện tượng da bị tăng giảm màu sắc thất thường so với các vùng da khác. Bệnh không gây ngứa ngáy và cũng không khiến người bệnh cảm thấy đau rát.

Mặc dù không gây biến chứng nặng nề nhưng lang ben ở mặt có thể ảnh hưởng thẩm mỹ và ngoại hình gây chướng ngại tâm lí cho người bị bệnh. Nếu không kịp thời điều trị tổn thương có thể lan rộng

Một số yếu tố có liên quan đến sự chuyển đổi của nấm men và tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben trên mặt, bao gồm:

Lang ben ở trên mặt là tình trạng da bị nấm Malassezia furfur tấn công làm tổn thương

  • Tăng tiết mồ hôi: mồ hôi là một trong những môi trường thuận lợi giúp nấm men hấp thu lipid, phát triển mạnh, chuyển sang hình dạng sợi và gây thương tổn ở thượng bì da. Tình trạng này thường gặp ở người béo phì, tiểu đường, cường giáp hoặc xảy ra vô căn.
  • Dùng sản phẩm bôi ngoài có dạng mỡ hoặc dầu: các sản phẩm có kết cấu dạng mỡ/ dầu lên da mặt có thể kích thích dầu thừa bài tiết và tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
  • Thời tiết ẩm và nóng: Thời tiết nóng ẩm làm tăng hoạt động của tuyến dầu khiến da bài tiết nhiều bã nhờn và tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu do nấm.
  • Vệ sinh da mặt kém: Vệ sinh kém khiến dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân long vừa gây mụn vừa kích thích nấm Malassezia phát triển

Theo thống kê cho thấy lang ben ở mặt thường có xu hướng khởi phát ở những đối tượng sau:

  • Người có làn da dầu
  • Thường xuyên trang điểm làm bí tắc lỗ chân long, làn da không thông thoáng
  • Độ tuổi từ 13 – 37 tuổi độ tuổi dậy thì do sự thay đổi hormone
  • Thừa cân – béo phì làm tăng tiết mồ hôi và dầu
  • Thường xuyên dùng thức ăn chứa nhiều acid béo và dùng gia vị
  • Người bị các bệnh lý hoặc cơ địa có nội tiết tố k ổn định
  • Người có bệnh về tuyến giáp

Điều trị lang ben ở mặt

Sử dụng thuốc điều trị:

Nguyên tắc điều trị với lang ben là diệt vi nấm do đó để điều trị bệnh dùng thuốc kháng nấm là hiệu quả nhất. Ưu tiên dùng dạng thuốc bôi kháng nấm, trong tình trạng bệnh nặng có thể dùng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc kháng nấm thì cần thời gian để điều trị tận gốc sau đó chờ thời gian thì sắc tố da mới khôi phục

Các dạng thuốc kháng nấm thường được sử dụng:

  • Thuốc chống nấm dạng bôi:  thuốc chứa hoạt chất kháng nấm Terbinafine hoặc Ketoconazole. Tuy nhiên với những chủng nấm kháng hoạt chất azol, cần thay thế bằng Zinc pyrithioine hoặc Selenium sulfide.
  • Thuốc bôi chứa axit salicylic: Axit salicylic là loại axit tan trong dầu, có tác dụng làm sạch bã nhờn, loại bỏ tế bào sừng và sát trùng nhẹ. Loại thuốc này có tác dụng giảm lipid trên da từ đó kìm hãm hoạt động của nấm men và cải thiện thương tổn da.
  • Thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide: Benzoyl Peroxide có khả năng bong lớp sừng của da, từ đó làm sạch tổn thương và loại bỏ nấm men phát triển ở lớp thượng bì. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng làm sạch da và giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Thuốc chống nấm dạng uống: Đối với những trường hợp lang ben ở mặt lan tỏa rộng hoặc đáp ứng kém với điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nấm đường uống. Tuy nhiên loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nam và gây độc cho gan nên cần thận trọng khi sử dụng.

Các liệu pháp dân gian:

  • Dùng rau răm: rau răm rửa sạch ngấm muối loang khoảng 15 phuts sau đó giã nát lấy nước cốt thoa lên vùng da ở mặt
  • Dùng tỏi: tỏi có tính sát khuẩn nên giã nhuyễn 1 củ tỏi và đắp lên vùng da khoảng 30 phút sau đó rửa sạch với nước. Không nên để quá lâu sau 30 phút do tỏi có tính nóng dễ gây rát
  • Dùng chuối xanh: thái lát 1 quả chuối xanh còn nhựa để đắp trực tiếp lên sau 20 phút thì rửa lại với nước
  • Dùng củ riềng tươi: lấy riềng tươi giã nát đắp lên da hoặc dùng ngâm riêng với rượu dùng rượu thoa lên vùng da bệnh. Tuy nhiên có thể có cảm giác nóng rát nên chỉ để khoảng 20-30 phút sau đó rửa sạch
  • Dùng tinh dầu tram hoặc tinh dầu trà xanh: tinh dầu này có tính sát khuẩn và có thể hồi phục sắc tố da nên dùng tinh dầu thoa lên da để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau

Các biện pháp dân gian có thể giúp hồi phục sắc tố da nhưng hiệu quả kháng nấm không cao. Do đó kết hợp dùng thuốc và liệu pháp dân gian sẽ giúp điều trị lang ben ở mặt hiệu quả và hội phục sắc tố da tốt hơn

Các biện pháp dự phòng và ngừa tái phát lang ben ở mặt

Lang ben là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cũng như nguy cơ tái nhiễm rất cao. Sự lây lan có thể lan rộng từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một người, và có thể là lây từ người này sang người khác.  Sự lây lan chủ yếu là do sự đổ mồ hôi theo mồ hôi vi nấm tới vùng da khác gây bệnh, hoặc dùng đồ cá nhân chung như khăn tắm, chăn màn,…gây tăng nguy cơ đem vi nấm từ người này sang người khác.

Do đó phòng ngừa lây nhiễm và tái phát lang ben là rất cần thiết.

  • Rửa mặt 2 lần/ ngày với sữa rử mặt có tính dịu nhẹ và an toàn. Các loại sữa rửa mặt có chứa thành phần sát trùng như Zinc, Acid salicylic, Glycolic acid,…để ức chế nấm men và vi khuẩn có hại.
  • Dùng các loại kem dưỡng có kết cấu lỏng, mềm và dễ thấm tránh các sản phẩm chứa các thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông như Minerol oil, Glycerin,…
  • Với người có tuyến dầu hoạt động mạnh, nên sử dụng giấy thấm dầu thường xuyên nhằm loại bỏ dầu thừa và giảm nguy cơ tái nhiễm.
  • Hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị, nếu bình thường trang điểm thì phải tấy trang thật sạch khi về nhà. Lớp trang điểm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da đổ nhiều dầu và kích thích nấm men phát triển và gây mụn
  • Nên xông hơi da mặt từ 1 – 2 lần/ tuần với các dược liệu tự nhiên như gừng, sả, vỏ chanh,… để làm sạch da sâu và loại bỏ dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông.
  • Thường xuyên giặt khăn mặt, quần áo và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm men.
  • Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác – đặc biệt là người mắc các bệnh da liễu do nấm.
  • Với những trường hợp tái phát thường xuyên, nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị dự phòng vào thời điểm bệnh dễ bùng phát.

Bệnh lang ben ở tuổi dậy thì thường sẽ có thể tự hết sau khi hormone ổn định tuy nhiên khi bị nhiễm nấm tại vùng mặt ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ nên phòng ngừa và điều trị ngay khá cần thiết. Khi điều trị bằng thuốc bôi nên lưu ý tuân thủ thời gian điều trị cũng cần sự kiên nhẫn chờ thời gian để sắc tố da có thể hồi phục như bình thường. Kèm theo một số lời khuyên về lối sống cũng khuyên khi bị nhiễm lang ben tại mặt nên đi gặp bác sĩ da liễu và kèm theo các biện pháp thẩm mỹ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Để hiểu thêm về căn bệnh lang ben để có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất hãy đọc thêm bài viết “Đại cương về lang ben” trên trang này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo